Cách đắp mặt nạ đúng chuẩn giúp da mịn, đẹp
- Bí kíp làm đẹpChăm sóc da mặtChăm sóc phụ nữLàm Đẹp
- April 19, 2023
Các bước skincare trước khi đắp mặt nạ
Skincare là chu trình dưỡng da giúp da được tái tạo và nuôi dưỡng. Hàng ngày da phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, tia cực tím, tia UV,… khiến da sần sùi, bong tróc. Do đó, skincare như là “chìa khoá” mang đến cho bạn làn da trắng sáng, mịn màng.

Các bước skincare cơ bản:
Bước 1: Tẩy trang
Đây được xem là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình “làm tình” với da. Tẩy trang giúp da được loại bỏ các loại bụi bẩn, vi khuẩn và dầu thừa sau một ngày dài ở ngoài trời.
Bước 2: Sữa rửa mặt
Tẩy trang chỉ là bước làm sạch các bụi bẩn bên ngoài da và lấy đi những mảng bám tạm thời. Để da mặt được làm sạch sâu thì không thể thiếu bước rửa mặt.
Lúc này, những bụi bẩn ẩn nấp còn sót lại trên da sẽ được rửa sạch. Bạn có thể sử dụng nước ấm rửa mặt để giúp mở lỗ chân lông. Những khu vực trên da như vùng cằm, chữ T,… rất dễ bị nổi mụn nên hãy làm sạch thật kỹ lưỡng. Thời gian lý tưởng để rửa mặt là từ 20 đến 30 giây.
Điều quan trọng cần lưu ý là nên ưu tiên dùng các loại sữa rửa mặt chiết xuất từ thiên nhiên. Tiêu chí để lựa chọn đó là hiệu quả làm sạch da tốt và dịu nhẹ không gây kích ứng, đặc biệt là đối với những làn da nhạy cảm. Tiếp đến, để hỗ trợ cân bằng độ pH cho da thì các nàng có thể sử dụng nước hoa hồng.
Cách đắp các loại mặt nạ phổ biến hiện nay
Các loại mặt nạ có sẵn trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng, mỗi loại đều có những công dụng riêng. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm dựa trên loại da và tình trạng da hiện tại của mình. Điều quan trọng là người dùng cần tìm hiểu kỹ cách đắp mặt nạ đúng chuẩn để phát huy tác dụng sản phẩm tốt nhất.
Cách đắp mặt nạ giấy

Bởi vì công dụng chính yếu của mặt nạ giấy là để dưỡng ẩm, làm sáng và mịn da mặt nên chúng đặc biệt tốt cho da khô và da dầu. Ngoài ra, loại mặt nạ này còn có tác dụng làm sạch hiệu quả và se khít lỗ chân lông. Tùy vào cách đắp của từng sản phẩm mà có thể giúp bạn ngăn ngừa thâm nám, trị mụn, chống lão hóa và giữ vẻ tươi trẻ cho làn da.
Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức sẽ không mang lại hiệu quả và gây hại cho da, khiến da bị yếu dần. Do đó, tần suất sử dụng mặt nạ giấy thích hợp nhất là từ 2 đến 3 lần trong tuần.
Đồng thời, nàng nên lưu ý thời gian đắp mặt nạ mỗi lần nên trong khoảng 10-15 phút. Nếu để quá lâu, mặt nạ khô sẽ hấp thụ ngược độ ẩm trở về và từ đó hình thành nếp nhăn.
Dù bạn đang sử dụng sản phẩm làm từ chất liệu gì thì cũng có thể tham khảo một số bước cơ bản trong hướng dẫn cách đắp mặt nạ giấy chuẩn như sau:
Bước 1: Cẩn thận lấy mặt nạ từ túi và mở các góc của mặt nạ ra cho đều.
Bước 2: Căn chỉnh rồi đắp mặt nạ lên da, phủ đều khắp mặt theo các vết cắt quanh mắt, mũi, miệng.
Bước 3: Để mặt nạ trong khoảng 15-20 phút hoặc theo chỉ dẫn của sản phẩm.
Bước 4: Nhẹ nhàng lột mặt nạ từ dưới cằm hướng lên trên.
Bước 5: Massage đều để da hấp thụ các dưỡng chất còn bám trên bề mặt da. Sau thời gian từ 5 đến 10 phút da khô lại thì có thể rửa lại bằng nước sạch.
Cách đắp mặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ thường được sử dụng vào ban đêm. Chức năng chính của sản phẩm là dưỡng ẩm chuyên sâu, thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp da luôn mềm mịn trong khi bạn ngủ.
Nếu bạn sở hữu làn da khô thì nên dùng mặt nạ ngủ 2-3 lần/tuần. Ngược lại, nếu da thường xuyên tiết dầu thì bạn nên dùng mặt nạ ngủ có kết cấu dịu nhẹ và tần suất sử dụng là một lần trong tuần.
Một điểm cần lưu ý là nên tránh tiếp xúc mặt nạ ngủ lên mền gối và giữ trên da tầm 15 phút để tạo độ bám dính trước khi chìm vào giấc ngủ. Trong quá trình này, hãy đảm bảo bạn đang ở trong tư thế thực sự thoải mái. .
Cách đắp mặt nạ ngủ khá dễ với một vài bước nhỏ:
Bước 1: Tẩy trang và làm sạch da bằng sữa rửa mặt.
Bước 2: Dùng toner để giúp cân bằng độ pH cho làn da.
Bước 3: Thoa một màng mỏng mặt nạ ngủ lên mặt, tương tự như cách thoa kem dưỡng da.
Bước 4: Rửa sạch mặt khi thức dậy vào ngày hôm sau.
Cách đắp mặt nạ đất sét
Chuyên gia thẩm mỹ của ASCP (New York) nhận định mặt nạ đất sét là phương pháp chăm sóc da có đặc tính kháng khuẩn nên rất hiệu quả trong việc thải độc tố cho da. Ngoài ra, sản phẩm này cũng có công dụng loại bỏ các chất bã nhờn và dầu thừa từ sâu lỗ chân lông.
Thời gian đắp mặt nạ đất sét tối ưu là trong khoảng 10 phút và tần suất là 3 lần/tuần. Khi sử dụng, bạn không cần để đất sét khô hoàn toàn. Vì điều này có thể gây tình trạng châm chích, ngứa trên da.
Cách đắp mặt nạ đất sét vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Dùng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để loại bỏ tạp chất trên da.
Bước 2: Thoa toner lên da để hỗ trợ cân bằng độ pH.
Bước 3: Đắp mặt nạ đất sét và nghỉ ngơi trong 10 phút.

Cách đắp mặt nạ dạng gel
Mặt nạ dạng gel có tác dụng làm dịu và giữ ẩm đáng kinh ngạc. Đây là loại mặt nạ hỗ trợ quá trình chăm sóc da hiệu quả đối với những làn da bị tổn thương, khô ráp và cháy nắng. Mặt nạ dạng gel rất lý tưởng cho những ai sở hữu làn da từ nhạy cảm đến da dầu.
Sản phẩm này nên được sử dụng tối đa 2-3 lần một tuần. Tương tự như cách đắp các loại mặt nạ đề cập ở trên, mặt nạ gel không nên để quá 15 đến 20 phút.
Hướng dẫn cụ thể này sẽ đưa bạn đi qua hai bước đắp mặt nạ dạng gel đúng cách:
Bước 1: Lấy một lượng gel vừa đủ thoa đều lên toàn bộ khuôn mặt. Cố gắng không để gel tiếp xúc với mắt hoặc môi.
Bước 2: Để yên từ 10-15 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch.
Cách đắp mặt nạ dưỡng da tự làm tại nhà

Các nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà thường được sử dụng để làm mặt nạ tự chế. Mặt nạ này có độ ẩm cao và sự hòa quyện của một số hợp chất có trong nó có thể giúp trị mụn, làm sáng da và chống lão hóa ở nhiều loại da.
Các nguyên liệu được sử dụng phổ biến để tự chế mặt nạ tại gia là nha đam, dưa chuột, sữa chua, bột nghệ, trà xanh, mật ong,…. Chung quy lại cách dùng và tần suất sử dụng không khác mấy so với các loại mặt nạ trên thị trường.
Thông thường, các bước dưỡng da bằng mặt nạ tự làm tại nhà như sau:
Bước 1: Tạo hỗn hợp từ các nguyên liệu làm mặt nạ mà bạn chọn.
Bước 2: Đắp một lớp vừa đủ lên da; vì là mặt nạ tự nhiên, có độ lành tính cao nên bạn có thể sử dụng với một lớp dày.
Bước 3: Nghỉ ngơi trong khoảng từ 15 – 20 phút để da mặt thẩm thấu đầy đủ dưỡng chất trước khi mặt nạ khô lại mà không lo gây tổn thương cho da.
Bước 4: Rửa sạch bằng nước ấm để hỗ trợ loại bỏ hết lớp mặt nạ và dầu thừa sâu trong lỗ chân lông.
Hướng dẫn dưỡng da sau khi đắp mặt nạ
Quy trình chăm sóc da đúng cách không thể thiếu các bước dưỡng da sau khi đắp mặt nạ. Việc này giúp cho làn da hấp thụ hiệu quả các dưỡng chất của mặt nạ đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ làn da chuyên sâu. Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Làm sạch da mặt
Có nên rửa mặt sau khi đắp mặt nạ hay không là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Việc rửa mặt lại sau khi đắp mặt nạ giúp làm sạch da mặt sau quá trình hấp thụ dưỡng chất. Ngoại trừ mặt nạ ngủ, bạn nên rửa mặt bằng nước sạch trong khoảng 15-20 phút sau khi lấy mặt nạ ra.
Bước 2: Thoa serum
Sau bước rửa mặt, bạn để da khô và thoa serum để giúp phục hồi làn da, chống lại các khuyết điểm trên da mặt như thâm sạm, lão hóa, lỗ chân lông to,…
Bước 3: Thoa kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm được ví như một tấm khiên bảo vệ các bước dưỡng da trước đó, giúp giữ độ ẩm cho da. Serum chỉ đơn thuần thẩm thấu và nuôi dưỡng lớp hạ bì, trong khi đó kem dưỡng chính là chất cấp ẩm, mang đến làn da mềm mịn.
Bước 4: Chăm sóc vùng da quanh mắt
Kem dưỡng mắt sẽ hỗ trợ quá trình loại bỏ quầng thâm và dưỡng ẩm cho vùng da quanh mắt.
Bước 5: Thoa kem chống nắng
Bước này rất quan trọng trong bất kỳ chế độ chăm sóc da nào. Nếu bạn không bảo vệ da hàng ngày kỹ lưỡng thì mọi cố gắng dưỡng da đều công cốc bởi tia UV có thể gây tổn hại đáng kể trên da mặt của bạn.
