Da Tay Bị Khô Sần Và Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp
- Bí kíp làm đẹpChức NăngDưỡng ẩm
- June 20, 2023
Bàn tay là một trong những bộ phận trên cơ thể thường tiếp xúc với nước, không khí, đồ vật, thực phẩm, . .. cho nên nguy cơ da tay bị khô sần và ngứa là vô cùng cao. Khi này bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân gây ra và nếu trường hợp nặng cần đi khám ở bệnh viện. Sau đó mới tìm ra hướng giải quyết tốt nhất tránh khiến tình trạng nặng hơn. Bài viết dưới đây của chuyên trang sẽ cung cấp tới bạn một vài thông tin bổ ích nhất giúp bạn rõ hơn về vấn đề này.
Da tay bị khô sần mẩn ngứa là như thế nào? Triệu chứng chi tiết
Da tay bị khô sần gây ngứa là tình trạng da khô và mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có đối với người bình thường. Các tế bào dưới da thô ráp và sừng hoá cũng có thể gây mẩn đỏ dưới da ngứa ngáy khó chịu.

Tình trạng sẽ ngày càng nặng nề hơn khi khô da lan toả xuống các tế bào hạ bì ở sâu dưới da và làm suy yếu những kênh Aquaporin của da. Đây vốn là những kênh cung cấp độ ẩm của hạ bì giúp điều tiết sự phân phối độ ẩm dưới da. Ngoài ra, da bị khô khiến lớp lipid tự nhiên trong da mất đi. Lúc này hàng rào bảo vệ da sẽ bị suy yếu và gây điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên da có thể hình thành lên những bệnh da liễu.
Các triệu chứng dễ thấy nhất khi da tay bị khô sần và ngứa:
- Vùng da tay khô sần, thô ráp và cảm giác tê buốt rất rõ ràng.
- Trên da bắt đầu hình thành các vảy da, có nứt nẻ và ngứa ngáy đặc biệt ở các vị trí khớp ngón tay.
- Khi tình trạng nặng hơn, trên da tay hình thành các vùng mẩn đỏ và thô ráp ngăn cách với vùng da bên cạnh.
- Người bị tình trạng trên sẽ thấy cảm giác ngứa ngáy khó chịu kéo dài theo từng cơn và việc gãi có thể gây trầy xước da.
Khi thấy da tay có những triệu chứng trên, người bệnh cần sớm xác định nguyên nhân nhằm có hướng giải quyết hợp lý nhất. Tay là bộ phận nhạy cảm nên mọi yếu tố tác động cũng ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc của mỗi người.
Nguyên nhân khiến da tay khô sần sùi
Da tay bị khô sần và ngứa phần lớn được xác định là vì da thiếu độ ẩm. Nguyên nhân của tình trạng thiếu ẩm là do hai yếu tố chính là môi trường và cá nhân. Cụ thể như sau:
Yếu tố môi trường
- Do thời tiết quá khô hoặc quá ẩm ướt: Vào các tháng mùa đông, hay mùa hè là thời điểm da tay rất dễ bị khô. Vì đây là bộ phận tiếp xúc với không khí quanh năm. Độ ẩm thấp, khiến da khô và mất cân đối ẩm do lượng nước cấp vào không duy trì được trên da gây tình trạng da tay bị chai sần và ngứa.
- Thay đổi thời tiết bất ngờ: Thời điểm giao mùa hoặc trở lạnh từ hè sang đông cũng có thể là nguyên nhân khiến da bị sần ngứa. Lúc này thời tiết thay đổi khiến cơ thể nói chung và làn da nói riêng chưa kịp thích ứng với điều kiện khí hậu gây nên tình trạng mất cân bằng ẩm trên da.
- Tia UV từ ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời vốn có tác động không tốt với làn da của mỗi người. Không chỉ gây ảnh hưởng với da mặt, ánh nắng cũng tác động lên nhiều vùng da khác trên cơ thể bao gồm da tay, da chân và. .. Trong ánh nắng mặt trời có nhiều tia UV và tia tử ngoại bức xạ mạnh gây khô da, sần sùi, bong tróc và ngứa ngáy.

Yếu tố cá nhân
- Tắm rửa mặt bằng nước ấm: Đây là thói quen của nhiều người, đặc biệt vào các tháng mùa đông. Tuy nhiên tắm nước nóng khiến da bị khô hơn thông thường vì khi tắm các lỗ chân lông mở ra khiến lượng nước không thẩm thấu vào da mà lại chảy ra ngoài, gây tình trạng khô da.
- Quy trình dưỡng da tay không đúng cách: Chăm sóc da tay cũng như da mặt cần được thực hiện đúng từng bước từ làm sạch đến dưỡng ẩm. Như vậy đôi tay sẽ luôn mềm mại và mượt mà, không bị thô ráp hay sần ngứa.
- Do xà phòng hoặc các loại kem dưỡng không thích hợp: Da tay cũng tương tự như da mặt rất dễ nhạy cảm với các loại xà phòng chứa nhiều hoá chất và kem dưỡng tay có thành phần không phù hợp. Chính vì thế các chị em cần chọn lựa sản phẩm sử dụng một cách phù hợp.
- Do thừa hoặc thiếu vitamin: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày khiến cơ thể bị thừa hoặc thiếu vitamin cũng là nguyên nhân khiến da tay bị khô sần và ngứa. Đặc biệt là vitamin B3 vô cùng cần thiết cho làn da của con người. Thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin không chỉ khiến da sần ngứa mà còn ẩn chứa nhiều căn bệnh da liễu.
- Mắc bệnh về da liễu: Người da tay bị khô sần và ngứa cũng có thể là dấu hiệu của việc đang bị căn bệnh da liễu nào đấy, điển hình như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, bệnh vảy nến, á sừng, bệnh chàm eczema, . ..

Da tay bị khô sần và ngứa cần làm gì để cải thiện
Phương hướng giải quyết da tay bị khô sần và ngứa sẽ tuỳ thuộc theo mức độ nặng nhẹ trên da và nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một vài cách điều trị được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Cách giảm sần ngứa với liệu pháp tự nhiên
Cách điều trị da tay bị khô sần mẩn ngứa với liệu pháp tự nhiên được nhiều người sử dụng hiện nay. Phương pháp này an toàn và chi phí thấp, không chỉ giảm sần và ngứa mà còn cấp ẩm cho da mà còn dưỡng da tay mềm và mịn hơn.
Dùng chanh và mật ong
Chanh kết hợp với mật ong có tác dụng khá tốt làm giảm tình trạng da tay khi khô bị sần và ngứa. Mật ong có tinh chất sát khuẩn và giảm ngứa, trong khi chanh rất giàu vitamin C. Sự phối hợp hai thành phần sẽ kích thích quá trình hình thành của những tế bào mới dưới da.
Cách thực hiện:
- Hoà nước cốt 1 ⁄ 2 quả chanh với 1 thìa mật ong và một chút nước ấm.
- Dùng hỗn hợp hợp này massage lên tay và các vùng da bị bong, tróc và ngứa ngáy.
- Sau 10 phút rửa sạch da tay với nước lạnh.
Dùng dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên chứa khá nhiều axit amin, vitamin E và omega 3 có khả năng cấp ẩm, dưỡng ẩm giúp bình ổn cấu trúc da. Ngoài ra dầu dừa cũng bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại thâm nhập vào da.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh da tay sạch và thấm ráo nước với khăn khô.
- Dùng một lượng dầu dừa vừa đủ bôi ra tay và thoa đều từ hai mu bàn tay vào lòng bàn tay.
- Tập trung ở các vùng da tay bị sần và bong tróc, ngứa ngáy giúp dưỡng chất thẩm thấu.
- Thực hiện liên tiếp khoảng 15 – 20 phút và rửa sạch với nước mát.

Dùng cám gạo và sữa tươi
Hai thành phần này cũng được dùng để làm mặt nạ đắp trên mặt. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng tinh dầu massage và dưỡng da tay tự nhiên cũng hiệu quả. Hỗn hợp giúp cấp ẩm cho da và dưỡng chất thẩm thấu nhanh vào da tay giúp giảm khô, giảm sần và bớt ngứa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị cám gạo và sữa tươi một lượng vừa đủ.
- Trộn đều hỗn hợp rồi nhẹ nhàng massage lên tay.
- Khoảng 15 – 20 phút sau bạn rửa sạch với nước mát.
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến da tay bị khô sần và ngứa là vì da thiếu ẩm. Chính vì thế, dưỡng ẩm là một trong những phương pháp không thể thiếu giúp cải thiện vấn đề này. Da đầy đủ độ ẩm không chỉ giảm ngứa, da không bị khô, sần mà còn trở nên mềm và mịn hơn.
Hiện nay thị trường nổi tiếng với khá nhiều thương hiệu cung cấp mỹ phẩm là những loại kem dưỡng da tay chuyên biệt, có thể nhắc như kem dưỡng da tay của Nhật, Nga, Hàn. .. Khi chọn sản phẩm chăm sóc bản thân, bạn nên ưu tiên chọn loại dùng cho da khô có chứa các thành phần an toàn và lành tính như thành phần tự nhiên, có độ pH thấp và không chứa chất hoá học.
Đảm bảo khi bôi trên da không gây kích ứng, nhất là khi da sần và ngứa vốn dĩ đã khá nhạy cảm. Việc sử dụng các sản phẩm không thích hợp có thể khiến tình trạng nặng nề hơn.
Chuyên gia khuyến cáo người dùng hãy lựa chọn các kem dưỡng da tay chứa thành phần vitamin C, vitamin E, lô hội, . .. hiệu quả cực tốt và đặc biệt an toàn đối với da. Đồng thời ưu tiên lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín trên thị trường.
Ngoài ra, người dùng ưu tiên dùng kem dễ hấp thụ trên da. Tránh các loại kem bết dính bởi có thể gây rít da, bít tắt lỗ chân lông và gây tác dụng phụ không tốt. Kem dưỡng da tay không tức thì có hiệu quả nên người dùng cần kiên nhẫn sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần/ngày để thấy công dụng tốt nhất.
Tham khảo:
- Bộ dưỡng da LAGUMI cấp ẩm, sáng da, phục hồi da sau mụn trọng lượng 120ml, 150ml, 30ml, 30g
- Kem dưỡng ẩm LAGUMI cho da dầu, mụn với B5, Calendula cấp ẩm, kiềm dầu, giảm thâm mụn 30g
Dùng thuốc Tây y theo chỉ dẫn
Trong một số trường hợp, nguyên nhân khiến da tay bị khô sần và ngứa được xác định là do bệnh lý da liễu thì người bệnh cần sử dụng các loại thuốc để điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trước tiên, bạn nên đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào da đưa đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Thuốc bôi da thông thường chứa các thành phần Clorpheniramin, Hydroxyzine, Fexofenadine, Diphenhydramine, Loratadine, . .. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều dùng để tình trạng da được cải thiện tốt hơn.
Lưu ý khi da tay bị khô sần và ngứa để tránh biến chứng
Một vài lưu ý khi điều trị da tay bị khô sần và ngứa, chị em cần đặc biệt chú ý như sau:
- Khi sử dụng sản phẩm kem dưỡng da tay chị em cần lưu ý lựa chọn các thành phần an toàn đối với da. Không sử dụng sản phẩm hoặc nguyên liệu tự nhiên khi bản thân bị dị ứng. Điều này sẽ chỉ khiến tình trạng sần ngứa trên da nặng nề hơn.
- Tẩy tế bào chết trên da tay cũng không được nhiều người chú ý sử dụng. Tuy nhiên da tay cũng như da mặt cần phải được tẩy da chết với các sản phẩm chuyên biệt giúp làm mềm da. Khi ấy việc sử dụng kem dưỡng ẩm cũng có hiệu quả hơn.
- Khi da tay bị khô sần và ngứa thì tốt nhất nên tránh hoặc không tiếp xúc với xà phòng và những loại chất tẩy rửa có chất hoá học và tính cồn cao.
- Khi ra ngoài cần đảm bảo mang găng tay và mũ kín để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời và bụi bẩn từ môi trường.
- Bổ sung thêm trái cây tươi và những loại rau củ, . … trong bữa ăn hàng ngày bởi đây là cách giúp bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho da nói riêng và cơ thể nói chung nhanh chóng nhất. Ngoài ra cũng cần uống đủ nước mỗi ngày nhằm dưỡng ẩm da từ sâu bên trong làn da.
Trên đây là một vài thông tin chuyên trang chia sẻ về vấn đề da tay bị khô sần sùi gây ngứa ngáy nhiều người mắc phải hiện nay. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm và biết cách làm như thế nào để chăm sóc da một cách an toàn và hiệu quả nhất.